Test

Tổng hợp thị trường sắt thép Việt Nam tuần 47 và triển vọng tuần tới: Phế nội, phôi thép tiếp tục tăng giá trước nhiều sức ép.

1 Thị trường phôi thép.

Thị trường phôi nội địa tăng gần 3,7% trong tuần này. Thị trường ghi nhận 4 lần tăng giá trong tuần này với mức tăng tổng cộng 400-450 đồng/kg lên mức 11900-12000 đồng/kg chưa VAT. Các giao dịch tuần này khá sôi động nhưng diễn ra với quy mô nhỏ chỉ từ 1000-2000 tấn. 

Thị trường phôi có khá nhiều tác động tích cực nhất là khi thị trường phế liệu liên tục có xu hướng tăng giá nhẹ. Do vậy, giá phôi tuần tới có khả năng tăng nhẹ. 

Thị trường phôi thép Đông Nam Á và Trung Quốc có xu hướng giảm đã ảnh hưởng đến thị trường xuất khẩu Việt Nam. Các nhà bán hàng liên tục điều chỉnh giá chào phôi để cạnh tranh với các thị trường khác. Giá phôi BF đã giảm xuống mức 505-510 USD/tấn CFR Philippin. Ngay sau đó, giá phôi BF đã được điều chỉnh tăng lên mức 515-535 USD/tấn CFR Philippin. Gía phôi IF được chào ở mức 500-505 USD/tấn CFR Philippin. 

Giá phôi xuất khẩu thị trường Việt Nam tuần này tăng nhẹ nhưng vẫn khá cạnh tranh so với các thị trường khác. Trước các dấu hiệu giảm giá phôi của Trung Quốc và Đông Nam Á giá chào phôi của Việt Nam sẽ tiếp tục điều chỉnh trong tuần tới.

2 Thị trường phế liệu.

Phế nội địa khan, thị trường nội địa đóng băng khiến phế nội địa liên tục tăng giá tạo thành cuộc đua của các nhà máy và bãi phế. Chỉ trong tuần này nhiều nhà máy đã tăng giá thu mua đến 2,3 lần với mức tăng lên đến 1000 đồng/kg. Đà tăng phế nội địa đã tạm thời đẩy lùi các rủi ro liên quan đến phế nhập khẩu giảm và tiêu thụ thép thành phẩm chậm sang một bên. Trong tuần tới khả năng giá phế liệu sẽ còn tiếp tục tăng nhưng đà tăng sẽ chậm hơn.

Thị trường phế nhập khẩu gần như đóng băng giao dịch khi thị trường gần như không có đơn chào mới. Phế nhập Nhật Bản tiếp tục giảm trước sức ép giảm từ Hàn Quốc và nội địa Nhật. Đà tăng tại Thổ Nhĩ Kỳ vẫn chưa có tác động rõ ràng nào đến thị trường. Thị trường phế liệu nhập khẩu vẫn sẽ hoạt động yếu trong tuần tới và khoảng cách với phế nội địa được nới rộng dẫn đến nhiều rủi ro hơn ở nội địa.

3.3 Thị trường HRC.

Tuần này, Formosa giảm 47 USD/tấn  và hòa Phát giảm 30 USD/tấn cho giá HRC niêm yết tháng 11 cho các đơn hàng giao tháng 1/2023. Thị trường kỳ hạn, sức mua yếu, thị trường tôn, ống hộp giảm giá sâu… dẫn đến thị trường HRC nội địa tuần này gần như đi ngang không còn duy trì đà tăng nhẹ và giao dịch cải thiện như trước đó.  Trong tuần tới giá HRC vẫn chưa thay đổi nhiều dù thị trường có nhiều tin tức tích cực.

thị trường HRC việt nam tuần 47

Thị trường HRC nhập khẩu có nhiều biến động khi giá kỳ hạn giảm, chào giá giảm nhẹ ở đầu tuần và tăng nhẹ vào cuối tuần sau khi thị trường Trung Quốc có nhiều tín hiệu tích cực. Cụ thể mức chào giá cuối tuần từ trung Quốc như sau:

HRC SS400: 520-543 USD/tấn CFR TP.HCM, Hải Phòng.

HRC Q195: 546 USD/tấn CFR TP.HCM, Hải Phòng.

HRCQ355: 561 USD/tấn CFR TP.HCM, Hải Phòng.

Đối với SAE 1006 tuần này gần như không có đơn chào mới. Giá chào từ Trung Quốc quanh mức 550-560 USD/tấn CFR. Giá từ Nhật và Đài Loan dao động từ 560-565 USD/tấn CFR và Ấn Độ là 570 USD/tấn FOB.

Các đơn chào từ Nhật, Đài Loan không chào nhiều như lúc trước. Ấn Độ chưa có nhiều thay đổi sau khi chính phủ nước này bỏ thuế xuất khẩu. Người mua Việt Nam vẫn đang đứng ngoài các giao dịch. 

Ở tuần tới khả năng thị trường trung Quốc vẫn sẽ tiếp tục tăng nhẹ, chào giá sẽ nhiều hơn. Giá HRC có khả năng sẽ biến động trong phạm vi hẹp và sẽ tăng nhẹ.

4 Thị trường thép xây dựng.

Thị trường xây dựng tuần này nhận nhiều tin tức tích cực khi giá phôi, giá phế liệu nội địa, nhà máy VAS tăng nhẹ duy trì ổn định giá thép xây dựng. Thị trường Đông Nam Á tăng nhẹ. Dự đoán giá thép xây dựng tăng nhẹ trong tuần tới. 

Thị trường thép xuất khẩu, người bán Việt Nam vẫn đang đứng ngoài thị trường xuất khẩu. Giá thép xây dựng Đông Nam Á tuần này đã tạm ngừng giảm. Gía thép cây đến Malaysia tăng nhẹ lên mức 550-555 USD/tấn FOB, đến Singapore là 565-575 USD/tấn, và Hồng Kông ở mức 565-575 USD/tấn CFR tăng nhẹ từ 5-15 USD/tấn so với đầu tuần. Giá wire rod của Malaysia và Indonesia tăng 10-30 USD/tấn so với tuần trước lên mức 550-570 USD/tấn CFR Philippin.  Đây là yếu tố thúc đẩy Việt Nam tham gia thị trường xuất khẩu. 

3.5 Thị trường ống thép.

Sức ép tiêu thụ tiếp tục đè nặng lên nhiều nhà máy. Tốc độ giảm giá đã chậm lại, chỉ còn khoảng 0.9%  so với tuần trước. Thị trường đang chờ các điều chỉnh ở tháng cuối cùng của năm 2022.  Nhu cầu yếu, khó khăn tài chính, tín dụng, tâm lý chờ đợi các chính sách điều chỉnh từ nhà máy khiến thị trường tiêu thụ chậm. 

thị trường ống, hộp việt nam tuần 47

Khu vực phía nam có khá nhiều thương hiệu giảm giá nhẹ dù giá đã giảm ở tuần trước. Khu vực phía bắc, đa phần đi ngang hoặc giảm giá nhẹ nhưng không đồng loạt.

Sản lượng tiêu thụ tuần này có dấu hiệu chậm hơn so với tuần trước. Các thương nhân cho rằng tuần tới các nhà máy tiếp tục điều chỉnh giảm giá nhưng mức giảm sẽ thấp hơn tháng 11. 

6 Thị trường tôn.

Thị trường tôn thép Việt Nam tuần này tiếp tục đi ngang chờ chính sách bán hàng tháng 12 của nhà máy.

Do cung cầu, các tác động thị trường nội địa và thị trường thế giới là nguyên nhân chính khiến giá tôn tiếp tục đi ngang trong tuần này. Một số thương hiệu tôn nhập khẩu, chủ yếu từ  Trung Quốc đã giảm giá 300-500 đồng/kg. Đại Thiên Lộc cũng giảm giá 1000 đồng/kg tôn các loại. 

Nguyên nhân khiến giá thị trường tiếp tục đi ngang trong tuần qua chính là: Hoa Sen và nhiều nhà máy tung chính sách giảm giá ở nửa cuối tháng 11, Thị trường đang chờ chính sách điều chỉnh giá bán của các nhà máy tháng 12, HRC kỳ hạn giảm - chênh lệch giá HRC khiến người mua kỳ vọng giá tiếp tục giảm và tiêu thụ vẫn chậm.

Dự đoán tuần tới khả năng giá tôn sẽ tiếp tục đi ngang ở đầu tuần và giảm vào cuối tuần khi nhà máy công bố chính sách bán hàng tháng 12. Sản lượng tiêu thụ vẫn chậm do các nút thắt tín dụng, tài chính vẫn cần phải có thời gian để tháo gỡ. Thị trường xuất khẩu vẫn đang suy giảm rõ rệt đã khiến cạnh tranh nội địa trở nên khốc liệt hơn.

← Bài trước Bài sau →