Test

GIÁ MUA PHẾ LIỆU CỦA CÁC BÃI NGÀY 7/6: ĐỢI TÍN HIỆU TỪ THỊ TRƯỜNG NHẬP KHẨU

Thị trường nội địa hiện không có chuyển biến gì mới khi mà hiện có nhiều thông tin liên quan đến giá phế nhập khẩu có thể sẽ tăng.

Vào tuần này, giá phế liệu ở nhiều thị trường lớn trên toàn cầu đang có dấu hiệu tăng nhẹ. Việc đáng chú ý chính là việc Tokyo Steel tăng giá phế mua của nội địa cụ thể là ở khu vực Utsunomiya thêm 14 USD/tấn. Tại Nhật từ cuối tháng 5, và đầu tháng 6, giá có dấu hiệu tăng nhẹ liên tục. Tuy vậy, vì nhu cầu của các nước nhập khẩu chính là: Hàn Quốc và Việt Nam đang thấp nên giá chào phế nhập của Nhật đến 2 thị trường này chưa thể tăng. Phiên đấu thầu Kanto tháng 6 diễn ra ngày 9/6 nên giá có thể tăng trở lại, người bán Nhật sẽ ưu tiên giữ hàng, giá chào của phế xuất khẩu Nhật có thể sẽ tăng.

Khi mà phế nhập khẩu tăng, giá phế nội địa có thể sẽ tăng nhẹ theo và tùy vào từng khu vực. Tất nhiên khả năng này còn phải phụ thuộc vào giá phôi nội địa có thể tăng giá lên được thành công hay không. Vào đầu tháng 6, sau khi phôi Đường Sơn tăng giá, thì giá phôi xuất nhập khẩu của khu vực châu Á đã tăng theo. Chính vì vậy, dù thép xây dựng mới giảm giá xuống nhưng mà phôi nội địa hiện vẫn giữ giá, và có cả dấu hiệu chào giá tăng lên.

Giá phế liệu nội địa đã đi xuống vào nửa cuối tháng 3/2023 đến nay và mức thấp nhất mà giá xuống là khoảng cuối tháng 11/2022. Vì thế, kỳ vọng vào giá phục hồi ngày càng lớn hơn nhưng nhưng khả năng này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, nhất là về nhu cầu về phế và khả năng tăng giá của phôi, và cả phế liệu nhập khẩu. Hiện các thương nhân vẫn đang chủ động áp dụng thêm những chính sách hỗ trợ để thu phế nhưng tổng quan về lượng phế mua vào thành công vẫn là còn ít.

Diễn biến giá mua phế liệu loại 1 của các bãi đến ngày 7/6

← Bài trước Bài sau →